Thứ Năm, 29 tháng 10, 2015

RỒI SẼ BÌNH YÊN THÔI EM

6.jpg
RỒI SẼ BÌNH YÊN THÔI EM
Nguyễn Hải Triều
(Gởi em đài các)
Rồi sẽ bình yên thôi em
dù cơn gió thốc mùa bờ sông lạnh cóng
cánh hoa rối tung
đám mây thiên di vần vũ
ngút hơi sợi giông chiều âm âm
vẫn se sắt trong ta nỗi nhớ
tím bầm.

NHỚ NHỮNG THÚ QUÊ

tv.jpg
NHỚ NHỮNG THÚ QUÊ
                                                      Nguyễn Hải Triều

Đã hết tháng tám, bắt đầu qua tháng chín âm lịch rồi mà thời tiết cứ như mùa hè. Người ta nói “nắng tháng tám nám trái bưởi” quả chẳng ngoa tí nào! Cái nắng chát chúa. Trời xanh trong chẳng một gợn mây. Chỉ khác mùa hè là buổi sáng còn nghe chút se lạnh của tàn thu. Mấy năm trước, thời gian này là quê tôi triền miên bão gió, lũ lụt. Nước sông dâng cao tràn lên đồng, tràn vào làng xóm. Nhà cửa vườn tược ngập lụt cả mấy trận liền. Người dân quê tôi vốn quen rồi với nếp thời tiết hằng năm nên không lo lắng mà luôn có tâm thế chờ đợi, vì trong sự cực nhọc chống chọi thiên tai, họ cũng tìm ra những thú vui quê kiểng. Nước lên đồng thì đặt lờ, cất vó, thả lưới, giăng câu. Cứ sắp mùa lụt là nhà nào cũng chuẩn bị các thứ ngư cụ cần thiết cho những thú vui này.
Hai năm rồi quê tôi không biết lụt lội là gì. Cách đây mấy ngày, ngồi với thằng bạn cũ đang công tác trên Thủy điện A Vương, hắn cho biết các hồ chứa nước của tất cả các nhà máy đều đang cạn kiệt “đến đáy”. Mưa trận nào họ đều tranh thủ chứa chứ không có nước cho nhà máy vận hành. Nếu như vậy thì chắc năm này quê tôi cũng không có lụt nữa rồi. Không có lụt, sâu bọ sẽ phá hoại, mùa màng thất bát. Không có lụt, không có thú vui quê kiểng. Chao ôi, mặc sức mà ngồi nhớ…

Thứ Tư, 28 tháng 10, 2015

làng.jpg
TIẾNG QUÊ
                                           Nguyễn Hải Triều

Một lần về thăm quê. Buổi chiều yên ắng. Ngồi dưới hiên ngôi nhà cũ, lai rai cùng với mấy người bạn thời thơ ấu; ôn lại những kỷ niệm khó phai đầy gian khó trên miền quê nắng bụi mưa bùn. Bạn tôi không ngớt lời khen quê nhà bây giờ đã khác đi nhiều lắm, bộ mặt nông thôn ngày một đổi mới, đẹp giàu…Mừng vui, đồng cảm với bạn nhưng trong tôi vẫn lây lất chút bâng khuâng về một thời quá vảng. Thiển nghĩ của tôi, quê kiểng thì muôn đời vẫn vậy thôi. Vẫn cứ bàng bạc như mây chiều, vẫn đau đáu nỗi nhớ quắt quay của người đi xa, và…vẫn in đậm những hồi ức không quên của tình yêu xứ sở. Có phải tôi quá cực đoan, quá hoài cổ hay không với niềm suy tư của mình khi tốc độ đô thị hóa đang mỗi ngày làm thay đổi diện mạo xóm thôn. Rồi để mặc bạn bè với những niềm vui mới, tôi một mình lan man về cõi nhớ xa vời với âm thanh của những “tiếng quê”…

Thứ Tư, 9 tháng 9, 2015

BẮC MỘT QUAN SAN

BẮC MỘT QUAN SAN
Nguyễn Hải Triều
“Đã sinh ra kiếp con tằm
Không vương tơ nữa cũng nằm với tơ…”
Ca dao
(Gởi em đài các)

Chừng như quảy một biền dâu
Lá xanh nõn biếc nhuốm màu sắc không
Chừng như ai hát bên sông
“Chiều chiều ra đứng…” mà trông mịt mờ…

Thứ Năm, 3 tháng 9, 2015

NGƯỜI ĐI QUA CƠN MƯA

 
NGƯỜI ĐI QUA CƠN MƯA
Nguyễn Hải Triều

1.
Anh đã lấm những cơn mưa một đời ướt át
chèo vượt bao dòng sông khuyết lở bờ đêm
thổi phập phù ngọn gió trần ai
mà chẳng biết nơi đâu là cội nguồn của bão
khao khát tìm đến một giấc mơ
phía em…

Thứ Năm, 27 tháng 8, 2015

PHÙ DU

 
PHÙ DU
Nguyễn Hải Triều
(Gởi theo chú Phong)

Cháy bùng ngọn lửa phù du
Mượn tàn tro níu thiên thu xuống đời
Cõi người phủi kiếp rồi thôi
Gió trăng ơi gởi lại đôi phước phần…

Thứ Năm, 13 tháng 8, 2015

QUA CHIỀU BIÊN GIỚI


QUA CHIỀU BIÊN GIỚI
Nguyễn Hải Triều

Qua chiều biên giới xa xôi
Lưng chừng sương khói còn tôi và rừng
Dòng sông trắng nõn phù vân
Quán nghiêng một góc hồng trần tương tư

Thứ Hai, 10 tháng 8, 2015

NGÀY BẠN TÔI KHÔNG VỀ

NGÀY BẠN TÔI KHÔNG VỀ
Nguyễn Hải Triều
Ngày bạn tôi không về
Trái mìn KP2 băm nát đôi chân
Máu cầu vồng đỉnh chốt
Cỏ rừng biên lá úa quàng thân
Bè bạn nương đêm vượt vòng vây
Vượt cơn khát cháy khô về lại cứ Trung đoàn

Thứ Hai, 3 tháng 8, 2015



NỖI NHỚ
Nguyễn Hải Triều
(Gởi em đài các)
Đôi khi trăm sự phần yêu từ phía em
Làm ngổn ngang trái tim anh
Mỗi lúc ngộ về nỗi nhớ
Ngộ về ngọn gió mùa thổi đêm
Anh nhận ra tiếng côn trùng thản thốt giật mình…


CÔ TẤM
Nguyễn Hải Triều
(Gởi em đài các)
Quả thị đời thường thơm thảo đất quê
Cô gái bước ra từ hương và mật
Con cá bống kể về tình yêu đích thực
Hiển hiện cuộc luân hồi
Dù ba chìm bảy nổi
Tấm ơi!

BIÊN THÙY


BIÊN THÙY
Nguyễn Hải Triều
(Tặng Đồn Biên phòng Đăk Ôc, Nam Giang)
1.
Đã từng tôi với biên thùy
Ngửa nghiêng khúc gọi một đi không về
Cái thời bạc áo sơn khê
Là trăm lối rẽ câu thề đa mang
Là buông tiếng gọi non ngàn
Là bờ sương lấp mơ tràn bến xưa
Là trăng khuya đọng làn mưa
Câu thơ rơi giữa hai mùa ướt khô…
THƠ DƯỚI ĐÁY BA LÔ
Nguyễn Hải Triều
Bài thơ bạn tôi dưới đáy ba lô
Trăng soi rừng le rừng khọt
Chiến binh giày thô áo bạc
Lặng lẽ quân đi mờ mịt những con đường
Một thời trai trận mạc góc biên cương…

MÙA XƯA ĐÂU NỮA


MÙA XƯA ĐÂU NỮA?
Nguyễn Hải Triều
           
Heo may phơ phất nhành dâu
Hình như trăng rụng chân cầu đêm qua?

Sợi mưa trắng đổ trời xa
Mốc meo sương lấm em và phù du

MÙA BỨT ĐÓT

                             
 MÙA BỨT ĐÓT
                                                                     Nguyễn Hải Triều

Về quê tôi vào những ngày này, ai cũng thấy tâm hồn như rộng mở, con đường êm êm màu nhựa đen hoặc bê tông lấp lóa thênh thang thỏa nỗi lòng quê xứ. Đã qua rồi những tháng ngày lầy lội mưa đông, trắc trở lại qua với ổ trâu, ổ gà. Đường sá bây giờ hun hút xe, người. Đường băng qua cánh đồng xanh um với những chân ruộng lúa đã lên đòng trông đến mát mắt. Và nếu ai đó có để ý, sẽ thấy dọc đường, người ta phơi đầy những bông đót được hái từ trăm ngọn đồi quê. Cây đót là thứ nguyên liệu để người ta làm chổi quét nhà. Chổi đót quê tôi mỗi mùa về được vào Nam ra Bắc cung cấp cho cả nước; có khi xuất khẩu sang tận Trung Quốc, Miến Điện… Nhìn những bông đót phơi trải hai bên đường từ trên cầu Quan Âm, Đường Cái Quẹo, Đại Quang, đến Ba Khe, Hà Dục…tôi lại nhớ về cái thời thơ ấu trên miền quê nghèo, kham khổ nhưng cũng đầy ắp những kỷ niệm êm đềm.

GIẤC MƠ QUÊ

GIẤC MƠ QUÊ
                                                                                   Nguyễn Hải Triều

Những đồi cây xanh lờ mờ sương mai
Trên ngõ đường rộ nắng
Em huyền tích chuyện xưa
Em giấu nụ cười trung du ươm mọng thu đầy
Tiên Phước.

Thứ Tư, 1 tháng 4, 2015



BỖNG NHIÊN HOA SƯA
                                       Nguyễn Hải Triều

bỗng nhiên như cả con đường
hoa sưa trải dọc lối sương phố đầy

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2015

ĐÒN GÁNH

          
 ĐÒN GÁNH
                                   Nguyễn Hải Triều

Khuyết một trời tuổi thơ tôi
Rưng rưng đìa ao sông biếc
Cái lờ bộng dây bủa câu con cá tràu con cá diếc
Bóng mẹ đồng xa lúa má
Quay quảy lo phiền chiếc đòn gánh cong cong…

Thứ Ba, 24 tháng 3, 2015

THÁNG BA


THÁNG BA
                                   Nguyễn Hải Triều

Hoa gạo lập lòe trong ký ức mờ xa
Đỏ mênh mông chân ruộng
Ngọn lửa khắc khảm nỗi nhớ
Sương khuya hạ trắng đòng ngọn lúa
Quê mẹ mai chiều trải gió tháng ba…

Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2015

NHỮNG GÓC KHUẤT


NHỮNG GÓC KHUẤT
                                       Nguyễn Hải Triều
Trong sâu thẳm cỏ xanh
Giữa cánh đồng đang thức ngủ hồi ức
Khúc ca rạ rơm mùa màng
Ngọn lúa cần mẫn hát với gió
Mênh mang…

BƯỚC RA TỪ CÁNH ĐỒNG

                          
                               BƯỚC RA TỪ CÁNH ĐỒNG
                                                                   Nguyễn Hải Triều
Giọt sương ngủ quên
Giấc mơ  dầm trong cỏ biếc
Thênh thang con đường non thì
Khắc khoải tiếng côn trùng đùng đục màu khói ký ức
Lất phất những bông lúa sinh khôn trổ mã
Lất phất mưa
Hãy cứ xanh đi mà em
Bên kia nắng xuân còn lối khuất vô thường…

Thứ Năm, 19 tháng 3, 2015

LỬA THÁNG BA


Bút ký                
                         LỬA THÁNG BA
                                                                      Nguyễn Hải Triều
Những ngày đầu tháng Ba năm Bảy lăm…
Bảy tháng – tính từ ngày Thượng Đức được giải phóng. Trong bảy tháng, liên miên những trận chiến kéo dài khốc liệt giữa bộ đội Sư đoàn 304 và Quân đoàn lính Dù Sài Gòn trên điểm cao “đỉnh máu” 1062. Sau những ngày đêm ròng rã máu lửa, đến thời điểm này cũng đã lắng xuống. Quân địch co cụm lại và tháo chạy về phía Ái Nghĩa. Dưới sự động viên của Chính quyền Cách mạng, nhân dân từ các vùng sơ tán ở ngã sông Con như Làng Hiệp, Bồ Lô Bền; ngã sông Cái từ hướng Thạnh Mỹ, Đá Trắng, Đầu Gò, Ba Tớt, Đồng Chàm…họ lần lượt trở về làng khai hoang vỡ hóa, tăng gia sản xuất lương thực, thực phẩm, góp phần cải thiện đời sống, chống chọi bệnh tật, gian khó, đạn bom trong những ngày đầu khi quê hương vừa thoát khỏi ách kìm kẹp của quân thù.