Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2014

THỨC GIỮA ĐÌU HIU

   Nguyễn Hải Triều 

Cầu vồng tôi
nỗi nhớ nhà
ngày em bỏ xứ
biết xa xôi làng

TÊN LÀNG VÀ NHỮNG NẾP QUÊ…

             Nguyễn Hải Triều
            “Làng tôi sau lũy tre mờ xa
            Tình quê yêu thương những nếp nhà…”
                                                            (Làng tôi – Hồ Bắc) 

            Có một thời gian rất dài, người ta hầu như quên hẳn tên làng. Thay vào đó tên làng được danh xưng bằng những con số: thôn 1, thôn 2…chứ không gọi đầy đủ tên đặt cho mỗi vùng đất đã có tự bao đời. Tên gọi của làng thường hàm chứa những ý nghĩa nhân văn; gói ghém ước vọng của cha ông một thuở, thăng trầm qua nhiều thế hệ đến hôm nay. Chúng ta cũng hiểu được rằng, do đất nước có một thời gian trải qua chinh chiến; tất cả những tên gọi đều phải được quy đổi gọn ghẽ, ký ước để phù hợp với tình thế. Tên làng cũng chẳng thể là ngoại lệ. Nhiều năm trở lại đây, trong tiến trình chấn hưng văn hóa dân tộc, đồng hành với phong trào xây dựng đời sống văn hóa, người ta bắt đầu danh xưng lại những tên làng…

LẦN THEO NHỮNG GIAI THOẠI…

            Nguyễn Hải Triều
                        (Chiều chiều mượn ngựa ông Đô
                        Mượn ba chú lính đưa cô về nguồn…)
                                                                                    Ca dao 
Một góc Đại Sơn - vùng đất phía tây của huyện Đại Lộc,
nơi thượng nguồn của dòng Vu Gia 
            Quê tôi, một vùng đất phía tây của huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Nơi thượng nguồn của dòng Vu Gia đầy ắp những giai thoại kể về cha ông thời đi mở đất. Những câu chuyện tươi rói sức sống về một giai đoạn lịch sử nơi đây từng là phên giậu, cương thổ Đại Việt; trong đó có nhiều giai thoại nằm sâu trong tầng văn hóa dân gian, kể về cuộc hành trình gian khó của vị Chúa cuối cùng ở Đàng Trong là Định Vương Nguyễn Phúc Thuần và con trai, công tử Nguyễn Phúc Ánh, những ngày “nằm gai nếm mật” trốn chạy quân Tây Sơn để mưu đồ nghiệp bá cho vương triều của mình.

Thứ Hai, 10 tháng 2, 2014

CÂY ĐA CẦN CÁI MIẾU…

                        Truyện ngắn  Nguyễn Hải Triều 
            Dựa lưng vào ngọn núi đứng có con dốc cao, nằm dọc con đường xuyên Việt mới mở là khu bệnh viện vừa xây dựng. Hằng ngày người ra vào tấp nập. Quán xá chen chúc. Tiếng còi hú của xe cấp cứu, tiếng nói cười, kêu réo náo nhiệt một vùng. Chẳng bù lại cho thời gian trước, hoang vắng, um tùm, cỏ dại mọc lút đầu người. Kẻ yếu bóng vía không dám tới vì ở đây còn có một ngôi miếu hoang lâu đời nằm dưới táng cây đa cổ thụ. Ngôi miếu cổ thờ bà Chúa  Xứ nổi tiếng linh thiêng. Dân trong vùng còn lưu truyền nhiều giai thoại hoang đường nhưng cũng rất thú vị về cây đa và ngôi miếu cổ.

NHỚ

          Nguyễn Hải Triều

Sắc dĩ vãng
ngọt ngào cay đắng
Em một thời
nhuộm tím đời ta

CÓ MỘT VÙNG ĐẤT

                                 Nguyễn Hải Triều
             
Mấy năm trước, lần đầu tiên nghe bài hát “Nhớ Vu Gia” của nhạc sĩ Huy Hùng viết về Đại Lộc, có đoạn: “Có phải không em Hà Nha mùa trẩy hội, để đôi bờ sợi nhớ sợi thương!...” . Tôi là người sống và gắn bó hơn nửa đời người với quê hương cố thổ nhưng chưa bao giờ nghe ai nói rằng Hà Nha (một địa danh thuộc xã Đại Đồng huyện Đại Lộc) hằng năm có lễ hội như trong bài hát. Tôi thầm nghĩ chắc tác giả đã nhầm chăng? Thế nhưng sau này, nhiều lần về quê nghe những người lớn tuổi kể lại, tôi mới biết được rằng, anh Huy Hùng đã đúng, không nhầm lẫn tí nào.

Chủ Nhật, 9 tháng 2, 2014

CHIỀU MƯA BÊN MỘ BẠN

 Nguyễn Hải Triều
                            (Viết cho Thuận và bạn bè tôi)
* Những ngày cuối tháng Hai cách đây 28 năm, NHT và đồng đội đã tiễn nhiều người bạn thân yêu về với đất sau một chiến dịch ác liệt ở Ngã Ba Biên. Bài thơ viết trong thời điểm ấy...  

 Như chiếc lá thanh thản lìa cành
Mày nằm lại bình yên giấc ngủ
Cứ điểm quân thù cháy trong nắng dội
Riêng nỗi đau không nói được bằng lời 

BÀI THƠ TÌNH THÁNG CHẠP

Nguyễn Hải Triều 
Sợi mưa quấn chặt bước chân em ra chợ
Bùn đất sẽ phù sinh cát bụi phong trần
Những vũng nước nhập nhòe chiêm bao ánh mặt trời
Có khi mặt trời đã chết? 

GIÓ GIAO MÙA

             Truyện ngắn của Nguyễn Hải Triều
                                    “…Gởi làng xưa mây trắng vắt ngang trời…”             
           Chiếc xe máy của hai má con đi men theo con đường nhỏ dọc bờ mương thủy lợi dẫn vào làng. Mấy người hàng xóm thấy Kim về, ai cũng cười vui. Thím Quyên vợ chú Sáu Biên đang múc nước ngoài giếng thì la to: “Anh Bốn ơi! Chim Sâu về thăm kìa!”.
           

QUÁN CHIỀU

     Nguyễn Hải Triều
                           (Gởi em đài các)
                       Trời chia
vạt nắng
cuối sân
em xanh bên ấy
trắng ngần phía tôi
buồng cau đỏ mắt
đợi người
lơ ngơ thốt
tiếng trái rơi
động hồ…

Thứ Bảy, 8 tháng 2, 2014

CHUYỆN XƯA

                    Nguyễn Hải Triều 
                 
Chạm vào ký ức thành tên
Chuyện xưa ngày đã hoá nên cuộc nào
Ngược sông về gặp chiêm bao
Nợ nần chi nữa giấu vào đa mang

EM KHÔNG PHẢI CHIM DI

     Nguyễn Hải Triều
                       (Gởi em Đài các) 

Khi trời đất bắt đầu mùa yêu
Em nỏn nà sương sớm!
Những bàn tay thô ráp mưa đông
Không còn lẳng lơ trước nụ xuân hồng… 

MANG ZANG

    Nguyễn Hải Triều
             (Ngày về thăm chốn cũ) 

Về tìm lục bát tha hương
Ba mươi năm đã mù sương mắt người?

Đỉnh đèo gặp gió mồ côi
Cơn mưa giăng áo bạn tôi bạc màu
Chòng chành ký ức cỏ lau
Tuổi xuân đi đã trắng màu thời gian 

NGƯỜI VỀ ĐỢI BẾN MƯA GIĂNG…

               Nguyễn Hải Triều 

Hình như
sông cạn đêm qua
bởi sông đà cũ
đợi ta ghé bờ

Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2014

QUÊ NỘI

                                 Nguyễn Hải Triều
Đường cày xoắn vòng úp mặt suy tư
Đất bệ tháng ba cơm áo
Nứt nẻ mùa màng ngực cha đón bão
Ruộng quê nhuốm phèn gió thở phía trăng lên 

THƠ VIẾT CHO CON TRAI

Nguyễn Hải Triều
Dễ chi đâu nơi trời mây lạ
Mịt mùng xa lắc phương Nam
Ngoảnh bước đi về dùng dằng cố xứ
Bỏ lại mình con rong ruổi đất Sài Gòn… 

KHÓI

                 Nguyễn Hải Triều
Những sợi khói nấp sau giấc mơ
bay dọc cánh đồng ký ức
sợi khói lấm lem
thơm mùi rơm khô cỏ mục
em ra đồng bàn chân xước gió lá non …

Thứ Năm, 6 tháng 2, 2014

HƯƠNG MÙA

                      Nguyễn Hải Triều
                                       (Gửi em đài các)

Em gọi là tình yêu  
Khi nhìn những sợi nắng 
cởi trần tắm gió
Mỏng mảnh mai sương
Tan vào hương đồng nội cỏ.
Không gian chỉ còn là vô thanh
Hiện hữu  em 
và sắc màu lá non chồi biếc 

CHUYỆN VỀ NGƯỜI ẨN SĨ

             Ghi chép của Nguyễn Hải Triều
 
Dải núi Bằng Am-Bàn cờ Đại Hồng 
            Nằm trên đỉnh của dải núi Bằng Am-Bàn Cờ, ở độ cao so với mực nước biển từ 700-800m, khu du lịch Bằng Am có mặt bằng quy hoạch rộng trên 380 ha, thuộc địa phận thôn Phước Lâm và thôn Hòa Hữu xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Dưới chân núi Bằng Am có tuyến quốc lộ 14B đi qua khu du lịch Khe Lim, cách trung tâm huyện 23km, cách thành phố Đà Nẵng 45km về phía Tây Nam, cách Hội An 46 km về phía Tây.

ĐỌC "ĐI THI CÙNG CON"

ĐỌC "ĐI THI CÙNG CON" - BÚT PHÁP GIẢN DỊ TRUYỀN THỐNG
VÀ MÔNG LUNG HIỆN ĐẠI
           Huỳnh Minh Tâm

                     GV trường THPT Huỳnh Ngọc Huệ Đại Lộc, Quảng Nam            
Đọc nhan đề bài thơ “ Đi thi cùng con” rõ ràng, minh bạch quá, dễ làm bạn đọc liên tưởng một bài thơ dễ dãi, “ xoàng”, hoặc sắp nghe một chuyện kể đơn giản thường gặp. Phải chăng tác giả Nguyễn Giúp đã “ cố ý”, “ giỏi”, tinh tế ở chỗ lựa chọn như vậy, một đề tài hết sức đơn giản, giản dị để “ phô diễn” bút lực của mình ? Cái hay của bài thơ là cách viết, cách diễn đạt, cách bố trí, sắp xếp các hình tượng mới lạ để gây ấn tượng, lan toả trong lòng bạn đọc ?

            Xong mùa cha đưa con lên phố
            Thênh thang với mùa thi Trường con đầu xanh
            Trường cha đầu bạc
            Cái nhập đề của bài thơ cho ta cảm nhận được sự chân thành, nét nhẹ nhàng, lung linh tâm hồn của nhà thơ, đồng thời cũng đã dấy lên một cách suy nghĩ mới lạ, cách lập tứ mới. Hình ảnh “ trường con đầu xanh/ trường cha đầu bạc” chân thực nhưng cũng lấm láp bụi đời trường đời. 

ĐI THI CÙNG CON

                                                       Nguyễn Giúp



                  Xong mùa cha đưa con lên phố
                  Thênh thang với mùa thi
              Trường con đầu xanh
Trường cha đầu bạc

Thứ Tư, 5 tháng 2, 2014

PHƯƠNG BẮC

        Nguyễn Hải Triều

Bất chợt nơi không em đầy gió
Liu phiu mặt nước hồ xa
Núi phơ phất sương chiều lờ mờ mây khói
Đại Lải trầm tư
Cổ tích trong tôi bóng dáng quê nhà… 

ĐỢI…

                                Nguyễn Hải Triều
1.
Biển.
Những mắt đảo long lanh sóng
Gọi cơn nồm hải âu bay ngang
Ngư phủ cởi trần tắm gió
Biền chiều mênh mang…

THỨC

        Nguyễn Hải Triều
                (Gởi em đài các) 

Đêm cứ dài theo nỗi nhớ
Một góc trời quê em dọi thức trăng thâu
Lún đêm mùa gió
Bão tan chân cầu nghiêng dốc
Bão tan mưa tạnh mặt người… 

ĐÔI KHI…

                             Nguyễn Hải Triều

 Đôi khi
Những điều không thật và có thật
Nhớ và quên
Đôi khi
Tận cùng nỗi đau và hạnh phúc
Kỷ niệm vui và buồn
Hãy nghĩ về một thời ta sống để yêu thương… 

Thứ Ba, 4 tháng 2, 2014

BẾN QUÊ CHƯƠM BỔI MỘT THỜI…

             Tạp bút của Nguyễn Hải Triều

            Ngày ấy, hễ mỗi lần đến tiết tháng mười, tháng mười một, sông quê tôi qua mùa bão gió, lũ lụt; con nước trở lại trong kính như gương soi. Cá tôm trên nguồn theo lụt trôi về trú ngụ trên đồng, dọc các triền sông,… cũng là lúc nhiều gia đình trong xóm, rồi bà con làm nghề cá ở vạn chài đua nhau đi chặt các tượt cây trên núi chở về làm chuồng chươm, chuồng bổi để bắt tôm, cá mưu sinh…

GIÓ

 Nguyễn Hải Triều
 
"Bắt đầu từ dòng nước sông tôi" - NHT
1.
Ngọn gió thổi vào đêm
Thổi vào nếp gấp ký ức
Tôi gặp lại đôi bờ hư thực
Trắng mưa nguồn… 

ĐẠI HỒNG

             Nguyễn Hải Triều

Bãi bồi Đại Hồng - bên sông Vu Gia
Nắng lưng chừng đồi sa mù gió hú
Khe Lim đầy đặn dòng xanh bóng cây
Đầy đặn giấc mơ chín đằm
Ngọn bấc trở mùa
Bầy chim sáo bay… 

THU BỒN

        Nguyễn Hải Triều
 
Đò ngang Giao Thủy qua sông Thu Bồn 
Hòn Kẻm Đá Dừng lấp lối người thương
Theo gió giao mùa về xứ mẹ
Câu cho người đà trăm năm trẻ
Dòng sông tôi muôn thủa trắng đầu nguồn 

MẸ

                              Nguyễn Hải Triều

Nhặt từ đồng bãi câu hò khoan
Nắng mưa tảo tần đời mẹ
Sông suối gió mây ngàn câu chuyện kể
Tẩm xanh đất đai thành những mùa màng…

Thứ Hai, 3 tháng 2, 2014

TAM HẢI

Nguyễn Hải Triều


Rồi bồng bềnh như sóng mà đi
Lời đại dương hát một thời mở đất
Lời của gió và mây và cát
Vỗ vào tôi Tam Hải ngày về…

GIẤC MƠ TRỖI RỘ KHÚC TÌNH CA MUÔN ĐỜI

            Nguyễn Hải Triều
            (Cảm nhận từ bài thơ “Ba mươi năm”,
            trong tập” Ước mơ gởi phía chân trời” của Nguyên Âm).


            Ba mươi năm ta gặp lại em
            Vẫn nét thư sinh duyên dáng ngày nào
            Em nhớ thuở học trò phố Hội
            Ta vụng về đến mức ngây ngô

            Ba mươi năm trước ta còn quá trẻ
            Vùng đam mê ở chốn thị thành
            Ta cắp sách cùng em chung lối
            Đến bây chừ nỗi nhớ vẫn tươi xanh

            Ba mươi năm qua thời con gái
            Người con trai tóc đã điểm sương
            Cái buổi chung trường sao quên được
            Sông suối tình ta góp với đại dương

            Ba mươi năm cuộc đời dâu bể
            Tình tang thương ai không nếm một lần?
            Em lận đận mưu sinh trần thế
            Ta độc hành mơ mộng công danh

            Ba mươi năm sau ta về với đất
            Em lang thang ở dải Ngân Hà
            Xin nguyện cùng nhau một lần hóa kiếp
            Ta: độc bình. Và em: một nhành hoa…
                                              (“Ba mươi năm”- Nguyên Âm)

Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2014

VÀ RỒI…

       Nguyễn Hải Triều
                                (Gởi em đài các)


             Và rồi có thể hình như
            Ta yêu em để bây chừ …ta yêu!

            Và rồi một bóng đìu hiu
            Và rồi mây khói tình liêu xiêu buồn
            Và rồi ai khóc mù sương
            Và rồi ai vụng về thương cỏ mờ
            Và rồi tóc chải lơ ngơ
            Để ta còn dệt bài thơ thu đầy! 

KHÚC RU QUÊ SẦU GÓA PHỤ…

            Nguyễn Hải Triều
             
          
            “Quê ơi mùa hoa gạo đỏ
            Trăng xưa một nửa cuối trời
            Con sóng vỗ mạn đò bến cũ
            Gốc cây già hoa gạo rơi…”
            Cái làng quê vươn dài theo khúc quanh của dòng sông Con chảy ra Ba Bến một thời dậy sóng kỷ niệm tuổi thơ tôi. Những năm tháng khó quên ấy có  cây gạo đầu làng làm chứng. Nơi gốc cây với táng lá tròn sum suê nghiêng nghiêng về phía bờ sông, cũng đã từng là nơi tôi và lũ bạn sau giờ tan trường, rủ nhau tụm năm tụm bảy chơi đá bò, u mọi, bịt mắt bắt dê...rồi lao ra bến nước Hà Tân ngụp lặn cho “thỏa chí tang bồng”. Ôi, những chiều hè của tuổi hoa niên đẹp như bài thơ nhưng cũng đầy gió sóng…

NHỮNG NĂM THÁNG KHÔNG QUÊN

         Nguyễn Hải Triều
            1.
            Tôi gặp lại những người đồng đội cũ sau ba mươi năm, trong không gian đầm ấm, còn phảng phất chút dư vị đầu xuân của một năm mới vừa về trên miền quê nắng bụi mưa bùn nhưng cũng rất đổi thân yêu.
           
Những khuôn mặt thân yêu gần gũi, mới ngày nào còn măng tơ sức vóc tuổi xuân, vai súng vai đàn vượt ngàn trùng núi đồi vạn lý, làm nên những chiến công vang dội nơi đất bạn; thế mà bây giờ trên mái tóc không ít người đã phủ trắng màu sương; có người đã vĩnh viễn ra đi vì áo cơm, bệnh tật mà bạn bè cũng chỉ được nghe tin. Để thấy cuộc đời đi qua quá nhanh và biết bao biến đổi khôn lường.

            Chúng ta làm sao quên được những năm tháng khó quên, cùng nhau chia ngọt sẻ bùi trong gian khó ngày đầu tiên khoát áo chiến binh về nơi đơn vị. Cái “rừng khợp rừng le” nơi chân đèo Mangzang  heo hút gió. Những cơn lạnh thấu xương mùa đông, cái nắng cháy khắc nghiệt mùa hạ, và một niềm đau đáu nỗi nhớ nhà. Ngày tháng gian khó ấy đã đào luyện cho chúng ta trở thành những người lính chiến của một đơn vị anh hùng: lính Ba Za, sư Hai. Sư đoàn anh hùng với nhiều chiến công lẫy lừng trong kháng chiến và trong bảo vệ tổ quốc mà mỗi lần nhắc đến phiên hiệu, là niềm tự hào cho mỗi chúng ta đã từng được sống, chiến đấu… và cũng là nỗi khiếp đảm của bất cứ kẻ thù nào khi chúng chạm vào những quả đấm thép. Cho đến thế hệ của chúng ta cũng đã không thẹn lòng với truyền thống oai hùng đó.

TIẾNG GÀU RƠI VÀ DÒNG SÔNG MÙA CŨ

            Nguyễn Hải Triều
            “Hỡi cô tát nước bên đàng
            Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?...” (Ca dao)
           
Một bận, người bạn kể tôi nghe về những ngày gian khó trên ngôi làng nhỏ dọc triền núi quê em. Em nhớ nhất mỗi lần đi gánh nước ở cái giếng vuông nơi đầu làng vào đêm ba mươi tết. Người ở quê xứ mình luôn cho rằng đêm cuối năm nếu tranh thủ tích nước ăn trong nhà cho đầy, cho nhiều thì năm đó sẽ làm ăn khá giả, ấm áo no cơm. Vậy là cả làng nhà nào cũng đi gánh nước đêm ba mươi cho đến giao thừa. Không khí nhộn nhịp, người ra kẻ về đèn đuốc sáng trưng, cười nói râm ran trên đường làng đêm ba mươi ấy làm sao mà quên được? Cái giếng cổ - di tích của người Chăm đã chất chứa trong em bao kỷ niệm thời hoa niên. Bây giờ có đi đâu, cũng nghe vẳng trong tiềm thức âm thanh của tiếng gàu rơi, xác xao hoài niệm!

HỘI AN

Nguyễn Hải Triều
     (Nhớ P.P.S. và bạn bè tôi)


Tiếng guốc em va vào ký ức
Chạm mặt những lối mòn rêu phong
Tôi về ngã rẻ quê phố
Gặp lại chiều Hội An…